– Cây thốt nốt là gì:
Cây thốt nốt loài thực vật thuộc họ với cây dừa, cây thân gỗ, có nhiều vòng do vết cuống lá để lại, hình trụ, mọc thẳng đứng, cao 20-30m, cây thốt nốt được chia ra thành hai loại: cây đực và cây cái. Cây cái sẽ ra hoa và kết trái còn cây đực chỉ ra hoa, để lấy mật làm đường.
Cây thốt nốt là loại cây trồng lâu năm mới thu hoạch người dân bản địa hay gọi là cây “Ông trồng cháu hưởng”, vì cây thốt nốt khoảng 30 đến 40 năm tuổi mới cho ra bông, kết trái và nước quanh năm nên mới có tên gọi thú vị đó. Thời gian khai thác nước thốt nốt khoảng 6 tháng, bắt đầu vào tháng 11 âm lịch và kết thúc vào đầu mùa mưa năm sau.
– Cây thốt trồng nhiều ở đâu việt nam:
Cây thốt nốt thuộc loại cây phổ biến của Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh và Kiên Giang. Và tập trung nhiều nhất là ở tỉnh An Giang ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên nơi nược mệnh danh là xứ sở cây thốt nốt.
– Cây thốt nốt gắn liền đời sống người dân bản địa nơi đây:
Cây thốt nốt đóng vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của người dân bản địa Khmer, đặc biệt là ở các vùng đất nơi mà họ sinh sống. Cây thốt nốt là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng trong văn hóa của người Khmer. Quả thốt nốt được dùng trong các nghi lễ và tín ngưỡng dân gian của họ, chế biến các món ăn đa dạng… Nước từ cây thốt nốt được nấu thành đường thốt nốt là ngành nghề đặc trưng cuộc sống thường ngày của người dân bản địa.
Cây thốt nốt sử dụng trong cuộc sống hàng ngày Lá và thân cây thốt nốt cũng được sử dụng để làm vật liệu xây dựng nhà cửa, như những ngôi nhà truyền thống của người Khmer.
Bên cạnh đó, cây thốt nốt còn cung cấp bóng mát cho các khu vườn và ngôi nhà, giúp làm dịu khí hậu nhiệt đới và tạo ra một môi trường sống thoải mái. Người dân bản địa Khmer thường coi trọng việc bảo vệ và duy trì cây thốt nốt, không chỉ vì giá trị văn hóa mà còn vì lợi ích kinh tế và sinh thái của chúng.
Họ thường trồng cây thốt nốt xung quanh các khu vườn và làng mạc, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và duy trì cảnh quan tự nhiên. Trong lòng người dân bản địa Khmer, cây thốt nốt không chỉ là một loại cây thông thường, mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và sự thịnh vượng của cộng đồng.
- Quả và nước thốt nốt được sử sụng để chế biến các món ăn cực ngon và hấp dẫn:
1. Nấu đường thốt nốt
2. Gỏi thốt nốt
3. Nấu chè thốt nốt
4. Bánh bò thốt nốt
5. Rau cau thốt nốt
6. Thốt nốt rim đường
7. Nước thốt nốt
Và nhiều món ăn khác….
Đặc biệt nấu đường thốt nốt, có lò đường thốt nốt truyền thống 96 luôn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng nấu đường thủ công do chính người dân bản địa nơi đây nấu, tuân thủ an toàn thực phẩm đảm bảo để tạo ra sản phẩm đường tốt nhất, chất lượng nhất, ưu tiên cho người tiêu dùng.
để tìm hiểu rõ hơn về thốt nốt hãy truy cập vào Đường thốt nốt, tìm hiểu về quy trình sản xuất truyền thống thủ công của Lò Đường Thốt Nốt Truyền Thống 96
truy cập vào facebook của chúng tôi: https://www.facebook.com/palmsugarvn
Pingback: Đường thốt nốt, tìm hiểu về quy trình sản xuất truyền thống thủ công của Lò Đường Thốt Nốt Truyền Thống 96 - SBMART
Pingback: Đường Thốt Nốt An Giang - Đặc sản An Giang - Lò Đường Thốt Nốt Truyền Thống 96 - SBMART